Một tấm ảnh được chụp với nhiều lý do khác nhau. Có người chụp ảnh vì những lý do rất cá nhân, như nhằm mục đích thu lại những sự kiện có tính cách gia đình, thân hữu hoặc những diễn biến trong nội bộ sinh hoạt của công ti. Đôi khi chỉ nhằm giữ lại những kỹ niệm của nhưng nơi họ du lịch. Những tấm ảnh như vậy chỉ đơn giản thỏa mãn ý thích người chụp và mang đến niềm vui của những người có mặt trong ảnh. Yêu cầu chủ yếu về kỹ thuật của thể loại này là làm sao ảnh đạt được độ nét cao, đúng exposure để màu sắc nhìn tự nhiên trung thực, và có thêm chăng là giữ máy sao cho ảnh nhìn ngay ngắn không bị nghiêng (slanted). Những yêu cầu tối thiểu này giúp người xem ảnh "hưởng thụ" (enjoy) tấm ảnh hơn không bị căng mắt nhìn để đoán xem cái gì xảy ra trong ảnh hoặc ai là người ở trong ảnh (trường hợp ảnh bị sai nét (out-focus), ám màu (over-cast)).
Ví dụ như ảnh sau chỉ có ý nghĩa và mang niềm vui đến với những người có mặt trong ảnh (có em ở trỏng nữa, hi hi) mà thôi (ảnh: apham).
Những người chụp ảnh chuyên nghiệp (professional photographers: hiểu theo nghĩa chụp ảnh như là nghề nghiệp) không những cố gắng tạo ra những hình ảnh thỏa mãn họ mà còn phải thỏa mãn người mướn họ chụp. Vấn đề hoàn chỉnh kỹ thuật là đương nhiên mà còn phải mang đến cho người xem một thông điệp nhằm mục đích thương mại.
Ảnh sau được chụp không những tôi cố gắng thu lại "ambient light" của hiện trường mà còn phải làm sao thể hiện không khí ngày vui và giây phút hạnh phúc trên sàn nhảy của cô dâu chú rể là những người mướn tôi chụp (ảnh: hafoto)
Không những nhóm "professional photographers", quan tâm đến yếu tố kỹ thuật và thông điệp này, nhóm "serious amateurs" (là những người không chụp vì tiền nhưng hiểu biết về kỹ thuật nhiếp ảnh ở trình độ như là "professional photographers") củng cố gắng mang đến cho người xem ảnh những tác phẩm (fine art) đạt trình độ cao về đẹp (beauty), khác biệt (unique), và thú vị (exciting). Những tấm ảnh như vậy gây ấn tượng thị giác cực mạnh (strong visual impac) làm cho người xem phải xem đi xem lại, thậm chí xem xong rồi vẫn còn nhớ (ám ảnh! hi hi).
Yếu tố Bố Cục là nguyên nhân chính: gửi đến cho người nhìn một thông điệp (message) bằng phương tiện đơn giản nhất (simplest), rõ ràng nhất (clearest), và hiểu quả nhất (most effective).
Những tấm ảnh đầy thi vị (fascinating) được sáng tác một cách đơn giản không gì hơn ngoài những đường nét, hình khối, và màu sắc (ảnh: ravic)
Ảnh sau là một ví dụ đơn giản và hiệu quả về sự kết hợp giữa đường dọc (vertical line), đường ngang (horizontal line) và đường xiên (diagonal line) để tạo bố cục gợi cho người xem dấu tích thời gian (ảnh: xichlo)
Con đường ngoằn ngoèo (bác nào đánh vần dùm em chữ này ạ, hi hi) nơi trung tâm phía dưới ảnh là thành phần duy nhất (main element) dẫn mắt người nhìn đi vào trung tâm ảnh. Sương mù có tác dụng gợi lên không khí ảnh (tôi muốn dùng chữ "mood" mà không biết diễn đạt làm sao). (ảnh: Nhiếp Ảnh Gia Hoàng Nhiệm).
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn